Du lịch Sapa thăm bản Cát Cát - Du lịch Fansipan
Du lịch fansipan sapa - Lưu ý khi qua cung đường nguy hiểm Khi đi du lịch fansipan hoặc sapa thì quý khách bắt buộc phải ghi nhớ những điều này khi đi qua những cung đường nguy hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng. Những cung đường nguy hiểm trên Sapa hoặc đoạn đường đến điểm bắt đầu tour leo Fansipan đa phần là các cung đường đèo, đường núi ngoằn nghoèo, dốc cao hoặc cua gấp. Khi du lịch fansipan hoặc sapa đi qua những đoạn đường kiểu này thì quý khách cần hết sức cẩn thận để phòng tránh tai nạn thảm khốc có thể xảy ra.

Tránh lên xe du lịch fansipan sapa vào ban đêm

Mặc dù đi chuyến xe đêm sẽ giúp tiết kiệm thời gian ngủ nghỉ và tránh phải mất một đêm thuê phòng nghỉ khi đến nơi nhưng điều này không khác gì đặt cược tính mạng du khách với thần chết. Tốt nhất là quý khách nên tìm hiểu trước những cung đường mà mình sẽ phải di chuyển qua để cân nhắc lựa chọn chuyến xe và thời gian khởi hành. Mặt khác, quý khách có thể đi tàu đêm thay vì chọn xe khách sẽ vừa đảm bảo an toàn mà vẫn có thể di chuyển đến sapa theo đúng lịch trình.

Chọn nhà xe uy tín

Trước khi lên đường du lịch fansipan hoặc du lịch sapa, quý khách nên cân nhắc chọn nhà xe uy tín, đảm bảo an toàn thay vì nhà xe giá rẻ. Tốt nhất là quý khách vẫn nên chọn cho mình nhà xe quen thuộc hoặc hỏi kinh nghiệm những khách du lịch đã từng đi tour fansipan sapa xem nhà xe nào có uy tín về lái xe an toàn. Hoặc quý khách có thể chọn tour leo fansipan có đón khách lên xe đến sapa vì các công ty làm tour thường rất cẩn trọng trong việc đảm bảo an toàn cho khách du lịch nhà mình.

Không đi nếu xe quá tải

Khi thấy xe chở quá số khách quy định, quý khách có thể kiến nghị nhà xe làm đúng quy định hoặc không nên đi tiếp và báo cho cơ quan chức năng về tình trạng này. Đi xe quá tải đặc biệt nguy hiểm khi đi qua các cung đường ngoằn nghoèo, nguy hiểm, có thể sẽ gây ra hậu quả khó lường nếu không cần thận.

“Soi” kỹ tài xế

Quan sát kỹ giấy tờ, bằng lái và thông tin của tài xế để kiểm tra xem có nên “đặt tính mạng” vào tay họ không. Đặc biệt phải chú ý xem tài xế có đủ tỉnh táo khi lái xe không. Khi tài xế có dấu hiệu thiếu tỉnh táo hoặc buồn ngủ, cần kiên quyết bắt họ dừng lại tại nơi quy định để nghỉ ngơi và tìm cách lấy lại tỉnh táo, cho dù lịch trình du lịch fansipan sapa có thể bị chậm trễ.

Chú ý thời tiết

Thời tiết xấu cũng làm ảnh hưởng tới việc di chuyển và gây khó khăn khi đi qua cung đường nguy hiểm. Mưa lớn có thể gây sạt lở đất hoặc nếu đi vào mùa lạnh thì băng tuyết sẽ làm cho đường trơn, khó điều khiển xe hơn nhiều. Nếu đã trót đi du lịch fansipan vào những ngày thời tiết xấu, quý khách nên chọn những lúc thời tiết ổn định để di chuyển và dừng lại khi thời tiết chuyển biến xấu.

Du lịch Sapa thăm bản Cát Cát

Du lịch Sapa thăm bản Cát Cát ?>

THĂM CÁT CÁT – THĂM VẺ ĐẸP THIÊN NHIÊN VÀ VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA DÂN TỘC H’MONG

Tour du lịch Sapa từ lâu đã nổi tiếng với khung cảnh thiên đường trần thế tuyệt đẹp, những công trình kiến trúc mang hơi hướng phương Tây độc đáo, những bộ trang phục thổ cẩm sặc sỡ, những món ăn dân dã núi rừng. Bên cạnh đó, Sapa còn thu hút khách hơn nữa bởi những bản làng xinh đẹp, bình yên của những người dân tộc bản địa như bản Tả Van, bản Sín Chải, bản Hồ,…Đặc biệt hơn, nếu có dịp lên Sapa, bạn đừng quên thăm Cát Cát, để tìm hiểu và khám phá nét đẹp của không chỉ thiên nhiên mà cả đời sống văn hóa của con người nơi đây.

⇔ Dịch vụ tổ chức teambuilding tại Sapa

Teambuilding là gì ?

ĐƯỜNG ĐẾN CÁT CÁT

Bản Cát Cát là một bản làng xinh đẹp thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Từ trung tâm thị trấn Sapa bạn sẽ đi theo con đường hướng về phía núi Fansipan chừng 2km là đến bản Cát Cát. Đường vào bản đến nay đã được lát đá cùng các bậc thang lên xuống sạch sẽ dễ đi , bên vệ đường còn cò một ngách nhỏ để nước suối chảy qua róc rách nghe rất vui tai. Trên đường đi từ trung tâm đến bản, bạn sẽ được thưởng ngoạn và ngắm trọn một khung trời Tây Bắc bình yên, những cánh ruộng bậc thang bắt mắt. Đặc biệt, nếu đến đây vào mùa lúa chín, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên trước vẻ tuyệt đẹp của ruộng bậc thang nơi đây.

VẺ ĐẸP THIÊN NHIÊN CỦA CÁT CÁT.

ve-dep-cua-ban-cat-cat

Nằm ngay dưới chân núi Hoàng Liên Sơn, bản Cát Cát ẩn mình, e ấp dưới sự bao bọc của mẹ thiên nhiên. Cát Cát xanh mướt cả một màu xanh của đồng ruộng, chập chùng núi đồi bao trùm lên khắp bản, xen lẫn vào đó là những ngôi nhà nhỏ bé của những người dân sinh sống. Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên tràn đầy màu sắc mà cũng không kém phần thơ mộng.

Ði sâu vào trong bản khoảng mấy trăm mét bậc thang là đến trung tâm Cát Cát, nơi hội tụ của ba dòng suối ngày đêm rì rào là suối Tiên Sa, suối Vàng và suối Bạc cùng ngọn thác Cát Cát (còn gọi là thác Tiên Sa)  ngày đêm thả nước ầm ầm, tung bọt trắng xoá. Bên cạnh thác có hai chiếc cầu treo là cầu Si và cầu A Lứ thu hút rất đông du khách ngắm cảnh và chụp hình lưu niệm.

Ngoài ra, đến thăm Cát Cát, du khách còn được ngắm nhìn nhiều loài hoa quý rực rỡ đậm sắc như: hoa đỗ quyên, hoa đào phao, những giỏ hoa cảnh treo trên chậu,…

Thiên nhiên đã ban tặng cho Cát Cát một vẻ đẹp hài hòa thực hiếm có. Cũng chính vì thế mà càng ngày, nơi đây càng thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan, mà đã đến một lần thì chắc chắn sẽ tìm cơ hội để tới thăm một lần nữa.

VẺ ĐẸP VĂN HÓA CON NGƯỜI H’MONG TẠI CÁT CÁT

 

 

  • Lịch sử bản

 

Bản Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19, với dân cư chủ yếu là người dân tộc Mông – dân tộc đông dân nhất Sapa. Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã phát hiện và chọn bản làm nơi nghỉ dưỡng cho các quan chức, đồng thời cho xây dựng tại đây một nhà máy thủy điện, hiện nay vẫn được bảo tồn và là nơi các chàng trai cô gái người Mông biểu diễn văn nghệ dân tộc phục vụ du khách. Cái tên Cát Cát của bản chính là bắt nguồn từ một thác nước đẹp tại bản mà theo tiếng Pháp có nghĩa là CatScat. Từ đó, bản cũng lấy tên là Cát Cát (đọc chệch đi của CatScat).

  1. Nhà ở của người dân tại Cát Cát

Nhìn bên ngoài, nhà ở của người H’Mong tại Cát Cát khá đơn xơ, nhưng tác dụng cuat những căn nhà đó không phải chỉ đơn thuần là che mưa, che nắng. Với môi trường sống trên các triền núi cao, khí hậu lạnh, khắc nghiệt. Nhà người H’Mong Cát Cát được trình tường cẩn thận, lợp bằng gỗ của cây Pơ Mu, loại gỗ bền dai, có khả năng điều hòa nhiệt độ và chống mối mọt tốt. Ngoài ra còn có ưu điểm mát mẻ về mùa hè, giữ ấm về mùa đông, chống thú dữ.

 

Trong căn nhà của người H’Mông có rất nhiều cột, nhưng cây cột cái giữa nhà là cột chủ đạo trong nhà, một phần thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững vàng của chủ nhà nên cây cột phải là cây rừng không bị sâu thối cụt ngọn, quan trọng hơn, cây cột đó còn là nơi con ma của người Mông cư ngụ. Du khách khi vào thăm nhà tránh không treo đồ hay chỉ chỏ vào chiếc cột đó. Điều đó sẽ làm người dân không hài lòng vì cho rằng làm thế là phỉ báng thần linh trong nhà, đem lại điều xui xẻo. Do đó khi đến thăm nhà tại bản Cát Cát, bạn nên lưu ý điều này nhé.

  1. Trang phục người H’Mong Sapa

Tộc người H’Mông sinh sống chủ yếu ở Sa Pa là người H’Mông Đen do quần áo của họ toàn màu đen nhưng trang phục của họ lại khác hẳn người H’Mông Đen ở nơi khác, vì thế thường được gọi là người H’Mông Sa Pa. Khi lên tới Sapa, nếu bạn bắt gặp một người đàn ông mặc quần màu đen hoặc xanh đen (màu chàm) , áo cánh ngắn tay, bên ngoài khoác áo không tay kiểu như áo gilê có vạt dài quá mông, trên đầu đội một cái mũ bé tí, tròn, nông, ôm lấy đỉnh đầu trông như cái mũ của Giáo hoàng, có chiếc đen tuyền, có chiếc còn viền một vòng thêu thổ cẩm thì đó chính là người đàn ông của dân tộc H’Mong..

Người phụ nữ H’Mong Sapa cũng mặc đồ đen, trên đầu cũng đội một chiếc khăn đen, vành thẳng đứng như một cuộn giấy cao vượt đỉnh đầu. Bên ngoài là một chiếc áo khoác không có tay, vạt dài gần tới gối như của đàn ông. Chiếc áo khoác này được lăn ép bằng sáp ong vì thế có màu đen ánh bạc. Để giữ gìn, nhiều khi người ta mặc lộn mặt trái có màu trắng ra ngoài. Đặc biệt nhất là phụ nữ H’Mông Sa Pa lại mặc quần ngắn ngang đầu gối chứ không mặc váy. Họ cuốn xà cạp quanh bắp chân rất khéo bằng một băng vải hẹp.

Chính do nét lạ đó trong trang phục của người Mông Sapa, mà mỗi khi đến đây, du khách đều tự mình thử một lần trang phục đó như một kỉ niệm đến nơi đây.

  1. Nông nghiệp và nghề thủ công truyền thống tại Cát Cát

Người Mông với kinh nghiệm trồng lúa nước từ xa xưa đã san đắp những sườn núi, sườn đồi thành những thửa ruộng bậc thang độc đáo, mỗi năm có thể trồng được hai vụ lúa hoặc hai vụ ngô. Du khách có dịp lên Sa Pa vào mùa thu dịp, mù lúa chín sẽ được ngợp mắt với cảnh những thửa ruộng bậc thang vàng óng tuyệt đẹp.. Có thể nói đó là một trong những cảnh quan đẹp nhất vùng núi cao Tây Bắc.

Ngoài ra,người dân nơi đây còn phát triển các nghề thủ công truyền thống như trồng lanh dệt vải, đan lát dụng cụ sinh hoạt, chạm trổ bạc và rèn nông cụ. Đến bản Cát Cát, du khách sẽ được tham quan khu trưng bày và bán các sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Những sản phẩm thổ cẩm luôn là món quà được du khách yêu thích mua về sau những chuyến đi Sapa. Đồng bào Mông nổi tiếng với kỹ thuật dệt thổ cấm. Sau khi dệt bông, đồng bào sẽ tiến hành nhuộm và in hoa văn. Phổ biến nhất ở Cát Cát là nhuộm nước tro thảo mộc, cây lá và nhuộm chàm.

Ngoài ra, nơi đây còn có nghề chế tác trang sức bạc cũng đã tồn tại rất lâu tại Cát Cát. Để chế tác được một sản phẩm, người dân phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu điên là đun bạc cho nóng chảy rồi rót vào máng cho đến khi nguội thì lấy ra để đập, rèn thành nhiều kích cỡ, hình dạng khác nhau. Sau đó, là giũa nhẵn và nếu muốn đẹp hơn có thể chạm, khắc hay tạo hoa văn nổi hoặc chìm bằng đinh rồi mới uốn hình cho nó. Cuối cùng là làm nhẵn đánh bóng. Từ đó các sản phẩm ra đời với nhiều loại đa dạng: nhẫn, vòng tay, vòng cổ,…

Những sản phẩm tinh xảo, độc đáo không chỉ đem lại sức sống cho bản làng mà còn thể hiện nét văn hóa đặc trưng của người Mông được bảo tồn, gìn giữ qua nhiều thế hệ.

 

  1. Phong tục tập quán của người H’Mong

Khi bạn đến một vùng đất mới, phong tục tập quán của người dân bản địa cực kỳ quan trọng, sẽ có những điều cấm kỵ bạn cần phải ghi nhớ.

  • Khi thăm nhà

Khi vào thăm nhà người Mong tại Sapa, bạn sẽ thấy có 3 gian nhà chính, gian bên trái dùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình. Hai gian trái đặt cối xay ngô, giã gạo. Bạn không nên tò mò vào những nơi không dành cho mình. Thêm nữa, phong tục người HMông không cho con gái, đàn bà được ngủ trên gác. Khi đàn ông trong nhà đi vắng thì con dâu không được phép lên gác. Nếu bạn là nữ cũng không nên lên gác của người Mong nhé

Nhà người HMông thường được xếp đá xung quanh làm hàng rào che chắn. hàng rào đá xếp xung quanh một nhà hoặc 2,3 nhà có quan hệ anh em nội tộc với nhau, làm thành một khu riêng biệt. Nếu bạn thấy khu vực nào có một cành cây treo trước cổng vào hay tại một khu vực dễ nhìn, bạn không được phép vào đó, sẽ gặp rắc rối lớn đó. Vì đó là thời khắc người dân đang cúng thân cho người mới sinh hay những việc trọng đại gia đình.

Khi bạn ngồi uống rượu cần, giao lưu, chuyện trò cùng gia chủ không được vừa nói, vừa chỉ trỏ ngón tay ra phía trước. Người Mông cho rằng hành vi đó là bày tỏ thái độ không bằng lòng hoặc coi thường người tiếp chuyện.

  • Những dấu hiệu trên đường đi
  • Nơi người dân chọn đất làm nhà: Có một điều khá thú vị khi chọn đất làm nhà của người Mông. Người Mông lấy 3 hạt gạo hoặc ngô đặt xuống khu đất đã chọn rồi đặt bát hoặc chậu gỗ lên trên, sau đó thắp 3 nén hương khấn thần đất, đốt 3 tờ giấy bản xin thổ công thổ địa cho gia chủ làm nhà. Sáng hôm sau hoặc sau 3 tháng, chủ nhà quay lại xem số hạt ngô đặt dưới đất, nếu thấy vẫn còn nguyên thì coi như đất ở nơi đó tốt, làm nhà được. Còn ngược lại, nếu như số gạo bị sâu, kiến ăn hết nghĩa là đất ở đó xấu không làm nhà được phải tìm địa điểm khác. Do đó, khi thấy dầu hiệu này trên khu đất trống, bạn cũng đừng làm hỏng nhé.
  • Nơi thờ cúng trang trọng: Khi thăm bản Sapa, bạn sẽ gặp những khu vực thoáng mát, sạch sẽ  và muốn nghỉ chân tại đó. Hãy cân nhắc và hỏi thật kỹ trước khi có ý định đấy nhé. Vì rất có thể đó là nơi thờ cúng linh thiêng của người dân đó. Những nơi này thường sẽ treo những mảnh vải đặc trưng nhiều màu sắc để du khách nhận biết mà tránh xâm phạm.
  • Khi tham quan trong bản: Các bản làng của người dân tộc thiểu số luôn có những điều kiêng kị riêng, tại các bản Sapa cũng thế, bạn không nên huýt sáo hoặc nói cười ầm ĩ. Bà con cho rằng những âm thanh này sẽ gọi ma quỷ về bản. Thêm nữa, nếu muốn chụp ảnh người dân nơi đây, bạn nên hỏi xin trước nhé.
  1. Ẩm thực tại Cát Cát.

Đến Sapa, bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ngon đặc sản nơi đây. Tuy nhiên, đến Cát Cát, bạn còn được thưởng thức 2 món đặc sản của người Mông là thắng cố và rượu ngô.

  • Thắng cố người H’Mong: Thắng cố là món ăn đặc sản của dân tộc Mông, được làm từ ngựa với nguyên liệu chủ yếu là thịt và nội tạng của ngựa kết hợp với các gia vị đặc trưng của vùng Tây Bắc như thảo quả, quế, gừng,..và không thể thiếu cây thắng cố. Đây là món ăn truyền thống của người H’Mong. Người Mông Sapa ăn thắng cố kèm rau rừng và uống rượu ngô. Đây sẽ là một món ăn đáng để bạn trải nghiệm trong suốt chuyến hành trình tại Sapa này.
  • Rượu ngô: Được người H’Mong làm với cách làm thủ công giản dị, nhưng rượu ngô Sapa thường trong vắt và cay nồng và còn đọng lại vị ngòn ngọt khó tả. Để thưởng thức rượu ngô ngon nhất, bạn có thể thăm Cát Cát, thăm những hũ rượu tại nhà người Mông, xem cách chế biến cũng như nguyên liệu làm nên rượu. Để mua làm quà, bạn nên chọn rượu ngô Bản Phố được rất nhiều du khách tâm đắc. Bạn có thể uống rượu ngô kèm thắng cố, đồ nướng hay thịt lợn cắp nách sẽ tạo cảm giác tròn vị cho mỗi món ăn của bạn.

Bản Cát Cát tại Sapa vẫn luôn là một điểm du lịch thiên nhiên và văn hóa độc đáo thu hút du khách. Hi vọng với những kiến thức trên, các bạn sẽ có một hành trang đầy đủ nhất để có thể tự mình khám phá bản làng đẹp nhất Sapa này.

CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ SỰ KIỆN BẦU TRỜI HÀ NỘI
ADDRESS: SỐ 5 LÝ NAM ĐẾ – HOÀN KIẾM – HÀ NÔI
TEL : (04) 3 926 43 63
HOTLINE: 0982 473 406
– 0903 209 712
EMAIL: [email protected]

Tags:
Tin tức
lưu ý khi leo fansipan