Các kịch bản trò chơi teambuilding
Các kịch bản trò chơi teambuilding ?>
Các trò chơi teambuilding và các trò chơi tập thể đã không còn là một hình thức xa lạ trong mọi lĩnh vực. Đây là một thuật ngữ để chỉ những hoạt động hỗ trợ hình thành một đội làm việc hiệu quả, bao gồm một chuỗi các hoạt động yêu cầu các thành viên phải thực sự gắn kết với nhau, cùng xây dựng ý tưởng để hoàn thành nó.
Với mong muốn tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa một tập thể và giữa các nhân viên, rèn luyện tinh thần làm việc đồng đội cũng như khơi dậy khả năng sáng tạo cần cù trong công việc, nhiều công ty, doanh nghiệp đã có những chương trình teambuilding và các trò chơi tập thể để huấn luyện nhân viên của mình.
>>> Teambuilding là gì ?
Sự giống và khác nhau giữa các trò chơi teambuilding và các trò chơi tập thể
Với hình thức và các hoạt động bên ngoài tương đối giống nhau, các trò chơi teambuilding và các trò chơi tập thể thường bị nhầm là 2 khái niệm giống nhau. Dưới đây, mình sẽ so sánh cho các bạn giữa 2 hình thức này để có lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
- Giống nhau
- Hình thức: Teambuilding và trò chơi tập thể đều là các thử thách do ban tổ chức và chương trình đưa ra, các thành viên trong đội cần gắn kết với nhau, cùng xây dựng ý tưởng để vượt qua thử thách đó.
- Cách thức tổ chức: Teambuilding và trò chơi tập thể đều cần có một đội ngũ tổ chức, các trò chơi đều có luật chơi rõ ràng.
- Ý nghĩa: Teambuilding và trò chơi tập thể được tổ chức với mục đích giúp một tập thể thêm gắn kết, hiểu nhau hơn, cùng xây dựng ý tưởng để phát triển và xây dựng tập thể.
- Khác nhau
Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 hình thức teambuilding và trò chơi tập thể chính là hình thức chơi. Với các trò chơi teambuilding, một tổ chức sẽ được chia thành nhiều đội nhỏ, mỗi đội sẽ có một tên mới, một slogan mới, một người lãnh đạo mới và có thể sẽ cùng làm việc với những người mới. Mỗi đội cũng sẽ có những ý tưởng khác nhau dựa trên sự đồng thuận của cả đội mình để giải quyết thử thách do chương trình đưa ra. Còn đối với các trò chơi tập thể, một tổ chức sẽ không chia thành các nhóm nhỏ, cả một tổ chức đó sẽ cùng chơi, cùng giải quyết thử thách của chương trình và cũng sẽ có cùng một kết quả như nhau.
Chính từ sự khác biệt trên, các trò chơi teambuilding thường cần một đội ngũ tổ chức lớn, hệ thống âm thanh, ánh sáng phần đạo cụ cũng như phần thưởng cho các đội chơi phải thật chu đáo. Teambuilding thường được tổ chức cho một số lượng người chơi lớn như các công ty, tập thể đông người. Ngược lại, các trò chơi tập thể không cần quá nhiều người hỗ trợ chương trình, không cần nhiều đạo cụ hay nhiều phần quà. Đôi khi, chỉ cần một MC và một chiếc mic cũng tạo nên một chương trình thành công. Các trò chơi tập thể thường để khuấy động không khí và tạo động lực là chủ yếu và thường tổ chức cho một số lượng người chơi ít, không gian không quá loãng.
CÁC TRÒ CHƠI TEAMBUILDING
-
Trò chơi teambuilding trong nhà
- Không gian tổ chức:
Trò chơi teambuilding trong nhà là các trò chơi teambuilding được tổ chức tại không gian trong nhà, trong các hội trường lớn, trong các lớp học. Có hỗ trợ bởi hệ thống thiết bị trình chiếu, âm thanh, ánh sáng đủ dùng.
- Một số trò chơi tiêu biểu:
- Đuổi hình bắt chữ: Chia tập thể thành 2 đội. Mỗi đội cử ra hai người, một người nhìn hình và mô tả bằng cử chỉ để đội kia đoán hình, cứ thể xoay vòng đến hết các thành viên trong đội. Đội nào trả lời đúng nhiều hình đội đó thắng.
- Vua Hùng kén rể: Chia tập thể thành 2 đội, một đội là Sơn Tinh, một đội là Thủy Tinh. Quản trò sẽ đưa ra các thử thách để 3 đội giải quyết: tìm 2 đôi tất, tìm 30 sợi tóc bạc,…Đội nào hoàn thành nhiều sẽ được lấy Mị Nương (quà được chuẩn bị sẵn)
- Xây cầu bằng giấy: Chia tập thể thành nhiều đội tùy số lượng thành viên. Gửi cho mỗi đội một tờ giấy Ao v, 1 cây kéo, 1 cuộn băng dính. Nhiệm vụ của mỗi đội là tạo thành một cây cầu bằng giấy sao cho chịu được sức nặng do ban tổ chức đưa ra. Đội nào chịu được sẽ thắng cuộc.
-
Trò chơi tembuilding ngoài trời
- Không gian tổ chức: Các chương trình teambuilding ngoài trời sẽ được triển khai tại không gian ngoài trời, không gian rộng, có tác động ngoại cảnh tạo nên độ khó cho thử thách, tăng thêm sức sáng tạo, thích nghi của các đội, như: bãi biển, resot, chân núi, khoảng sân rộng,…Không gian tổ chức có thể giới hạn tùy thuộc vào quy mô của mỗi chương trình.
- Một số trò chơi tiêu biểu:
- Đua thuyền trên cát: Chia tập thể thành nhiều đội tùy vào số lượng thành viên. Gửi cho mỗi đội một tấm bạt dài vừa 10-12 người ngồi lên đó. Mỗi đội ngồi lên tấm bạt tạo thành 1 chiếc thuyền đua. Đội nào về đích sớm sẽ thắng cuộc.
- Góp nước: Số lượng thành viên: 7-20 người/ đội. Đạo cụ của trò chơi bao gồm 1 xô lớn để hứng nước, 1 xô nhỏ có đục lỗ xung quanh để múc nước, 5 chiếc máng để chuyền nước.Đội chơi có nhiệm vụ múc nước từ dưới biển, vận chuyển qua máng nước để đến xô lớn. Sau thời gian 5 phút, đội nào mang được nhiều nước thì dành phần thắng. Có thể thay máng nước bằng những chiếc bát nhựa đựơc đục lỗ sẵn
- Kỷ lục gia: Chia tập thể thành nhiều nhóm tùy số lượng thành viên. Quản trò sẽ đưa ra cá thử thách cho các đội hoàn thành: đội dài nhất, đội ngắn nhất, đội cao nhất,…và tìm ra đội kỷ lục.
Tags: teambuilding