Sự giống và khác nhau giữa teambuilding và trò chơi tập thể
Sự giống và khác nhau giữa teambuilding và trò chơi tập thể ?>
Teambuilding Sapa và trò chơi tập thể là 2 hình thức huấn luyện kỹ năng teamword được sử dụng khá phổ biến trong hầu hết các buổi sinh hoạt tập thể. Đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, với hình thức và các hoạt động bên ngoài tương đối giống nhau, các trò chơi teambuilding và các trò chơi tập thể thường bị nhầm là 2 khái niệm giống nhau. Dưới đây, Hanoiskyteam sẽ so sánh cho các bạn giữa 2 hình thức này để có lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
- Giống nhau
- Hình thức: Teambuilding và trò chơi tập thể đều là các thử thách do ban tổ chức và chương trình đưa ra, các thành viên trong đội cần gắn kết với nhau, cùng xây dựng ý tưởng để vượt qua thử thách đó.
- Cách thức tổ chức: Để tổ chức các trò chơi teambuilding và trò chơi tập thể đều cần những yếu tố sau:
- Ý tưởng và chủ đề chương trình
- Kế hoạch tổ chức chương trình
- Bảng phân công công việc và chi phí tổ chức
- Nhân sự bao gồm: MC, hỗ trợ viên (đạo cụ, âm thanh ánh sáng,…)
Tùy vào quy mô của mỗi chương trình mà có thể đơn giản hóa các bước trong khâu tổ chức nhưng vẫn cần đảm bảo chương trình diễn ra được thành công.
- Ý nghĩa: Teambuilding và trò chơi tập thể được tổ chức với mục đích giúp tập thể thêm gắn kết, hiểu nhau hơn, cùng xây dựng ý tưởng để phát triển và xây dựng tập thể thêm vững mạnh.
- Khác nhau
Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 hình thức teambuilding và trò chơi tập thể chính là cách chơi và quy mô tổ chức.
- Các trò chơi teambuilding:
Với các trò chơi teambuilding, một tổ chức sẽ được chia thành nhiều đội nhỏ, mỗi đội sẽ có một tên mới, một slogan mới, một người lãnh đạo mới và có thể sẽ cùng làm việc với những người mới. Mỗi đội cũng sẽ có những ý tưởng khác nhau dựa trên sự đồng thuận của cả đội mình để giải quyết thử thách do chương trình đưa ra.
Các trò chơi teambuilding thường cần một đội ngũ tổ chức lớn, hệ thống âm thanh, ánh sáng phần đạo cụ cũng như phần thưởng cho các đội chơi phải thật chu đáo. Teambuilding thường được tổ chức cho một số lượng người chơi lớn như các công ty, tập thể đông người.
- Một số trò chơi ví dụ:
- Xây cầu bằng giấy
Đạo cụ: 2 giấy A0/đội, 1 cuộn băng dính/đội, 1 cây kéo/đội
Luật chơi: Các đội sẽ thiết kế nên một chiếc cầu bằng giấy và băng dính, sao cho đáp ứng được chỉ tiêu chương trình đưa ra: cầu dài 70cm – 1m, rộng 20cm, chịu được lực. Đội nào đáp ứng được, đội đó sẽ thắng cuộc.
- Tam sao thất bản
Đạo cụ: Giấy, bút, que kem, ô chữ đồ chơi,…
Luật chơi: Người quản trò sẽ là người tạo ra những tác phẩm “tuyệt sắc” từ những vật dụng được cung cấp (ví dụ 1 căn nhà từ các que kem…) và giấu tác phẩm này đi. Sau đó, phát cho mỗi đội một vật dụng tương tự. Sau đó, người quản trò phải có nhiệm vụ miêu tả và dùng lời hướng dẫn cách thực hiện tác phẩm của mình. Nhiệm vụ của 2 đội là tái dựng lại nguyên bản tác phẩm đó. Đội nào giống với quản trò nhất sẽ thắng cuộc.
- Các trò chơi tập thể:
Còn đối với các trò chơi tập thể, một tổ chức sẽ không chia thành các nhóm nhỏ, tất cả sẽ cùng chơi, cùng giải quyết thử thách của chương trình và cũng sẽ có cùng một kết quả như nhau.
Các trò chơi tập thể không cần quá nhiều người hỗ trợ chương trình, không cần nhiều đạo cụ hay nhiều phần quà. Đôi khi, chỉ cần một MC và một chiếc mic cũng có thể tạo nên một chương trình thành công. Các trò chơi tập thể thường để khuấy động không khí và tạo động lực là chủ yếu và thường tổ chức cho một số lượng người chơi ít, không gian không quá loãng.
- Một số trò chơi ví dụ
- Nói ngược – Làm ngược
Người chơi xếp thành vòng tròn. Quản trò đứng giữa vòng tròn và chỉ vào một bộ phận trên cơ thể mình và nói khác thành tên bộ phận khác. Người chơi có nhiệm vụ chỉ vào bộ phận khác và đọc thành tên bộ phận ban đầu của quản trò. Ví dụ: Quản trò chỉ chân và nói đầu, người chơi chỉ đầu và nói chân. Ai sai hoặc lúng túng sẽ bị phạt.
- Cua bò:
Địa điểm ngoài sân hoặc phòng rộng. Số nguời chơi từ: 5 trở lên. Người chơi sẽ xếp đặt: Nẵm ngửa, mặt và bụng lên trời. Chống với 2 chân và 2 tay, người này nằm nối đuôi người kia. Khi có còi, người chơi sẽ bò ngang với 2 chân 2 tay, ai đến sau cùng phải cõng người đầu tiên một vòng, nếu chỗ chơi hẹp, người chơi đông thì chơi loại dần.
Tags: sapa teambuilding