Những khó khăn mà người chinh phục Fansipan thường gặp
Những khó khăn mà người chinh phục Fansipan thường gặp ?>
Fansipan được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương. Nơi mà rất nhiều dân phượt mạo hiểm luôn mơ ước chinh phục 1 lần. Với độ cao 3143m, Fansipan thực sự là một thách thức đối với dân phượt, dân du lịch mạo hiểm. Chinh phục Fansipan là một hành trình phức tạp và không thể tránh khỏi những khó khăn. Vậy những khó khăn mà người chinh phục Fansipan thường gặp là gì?
Yếu tố sức khỏe
Leo núi luôn là môn thể thao mất nhiều sức lực nhất. Đặc biệt là những dãy núi có độ cao và hiểm trở như Fansipan. Dù bạn đã từng đi phượt nhiều bao nhiêu, nhưng cũng không nên chủ quan. Nhất là bạn lại đi trên những đoạn đường dốc và luôn đeo ba lô nặng tầm 4kg đến 5kg.
Để có một chuyến đi thực sự an toàn, bạn nên rèn luyện thể lực của mình trước. Thêm vào đó nên chú trọng thức ăn, đồ uống cá nhân để đảm bảo sức khỏe. Về đêm, Fansipan khá lạnh nên túi ngủ của các bạn cũng nên là loại khá dày, đảm bảo an toàn.
Yếu tố thời tiết
Thời tiết trên Sa Pa cũng như Fansipan thường thay đổi thất thường, diễn ra trong ngày do đó, nhiều người không thích nghi nhanh được thì sẽ dễ bị ốm.
Thời tiết mưa và sương mù sẽ rất ảnh hưởng đến đường đi bởi đường leo Fansipan rất là dốc do đó, nếu mưa sẽ rất trơn và dốc nên không thể leo núi được. Những ngày mưa mặc áo mưa cũng gây cản trở lớn. Những ngày sương mù rất khó đi vì không nhìn thấy đường nên dễ đi lạc.
Vì vậy, trước khi leo núi, Fansipan bạn phải xem thời tiết trước 2, 3 ngày. Nếu thấy thời tiết không đẹp và không hợp với thể chất của bạn thì bạn nên hoãn nó sang một ngày khác.
Những cung đường nguy hiểm
Hành trình chinh phục có rất nhiều những đoạn đường dốc, trơn và nguy hiểm. Từ đỉnh 3143m xuống trạm dừng chân 2800m có những đoạn dài mấy mét nguy hiểm nhất. Với những đoạn này, ta phải bám sát men theo triền núi đứng để vòng qua với điểm tựa chỉ vừa đủ đặt 1 bàn chân. Nếu không cần thận bạn sẽ ngã xuống vực thẳm.
Với những đoạn đường nguy hiểm này bạn cần sử dụng thêm sự hỗ trợ của đôi bàn tay và toàn cơ thể cùng sự giúp sức của đồng đội. Khi bạn bám vào đá, rễ hay thân cây hãy kiểm tra độ chắc chắn của những vận đó. Nếu gặp phải dốc đứng hãy men theo triền theo hình chữ Z.
Khi leo xuống núi bạn nên nhớ là khom người và chụm 2 đầu gối lại; giữ cho ba lô ổn định và cân đối ở sau lưng. Nếu bạn thẳng người, ba lô sẽ dồn trọng tâm ra phía sau và bạn bị trượt ngã. Vì vậy nên du khách phải cẩn thận.