Những đặc sản Sa Pa không thể bỏ quên
Sa Pa không chỉ nổi tiếng là mảnh đất “sơn thủy hữu tình” mà còn nổi tiếng bởi những đặc sản Tây Bắc thơm ngon tuyệt duyệt khiến du khách thập phương nhớ mãi không quên. Vậy nếu có dịp lên chơi Sa Pa bạn không nên bỏ qua những đặc sản Sa Pa này nhé.
Lợn bản Sapa – Lợn cắp nách
Thịt lợn cắp nách có thể được coi là đặc sản số 1 của Tây Bắc. Những con lợn này gần giống như lợn rừng nhưng kích thước khá nhỏ, con trưởng thành cũng chỉ tầm 4-5 kg. Vì vậy, người dân Sa Pa thường để cả con để nướng hoặc quay. Thịt lợn cắp nạc mỏng tang, chắc và nhiều nạp, ăn vào có vị ngon ngọt, giòn tan vô cùng thích. Đặc biệt là món ăn sẽ trở nên ngon vô cùng khi bên cạnh bạn có một hũ táo mèo Sa Pa, 1 bếp lửa hồng, vài người bạn trong thời tiết đông lạnh nhưng ấm áp tình người.
Món cá suối
Sa Pa có nhiều dòng suối đẹp như: suối Mường Hoa, Mường Tiên… Nhưng điểm đặc biệt của suối tiên Sa Pa không chỉ là quang cảnh đẹp như tiên mà còn bởi đặc sản cá suối. Cá suối có nhiều loại: cá trắng thân dẹt, cá đen có dáng như cá chiên, nheo, cá hoa, cá bống… Cá suối Sa Pa chỉ cần vớt lên nướng trên than hồng, hay gián sơ qua rồi sốt cà chua là có thể ăn nóng ngay. Cá có vị ngọt thơm vô cùng và không hề tanh.
Những món ăn đều có trong các khách sạn của Sa Pa, nhưng nếu bạn muốn trải nghiệm cuộc sống cùng người dân tộc thiểu số tại đây, bạn có thể đến thăm
5 bản làng đẹp nhất tại Sa Pa nhé.
Món Thắng cố
Thắng cố là món ăn truyền thống của người Mông được tổng hợp từ rất nhiều nguyên liệu: thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn cùng các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương và 27 loại gia vị khác nhau như: hồi quế, quả thảo, lá thơm… được cho vào nấu chung với nhau. Hương vị của món ăn vô cùng đặc biệt thơm phức, đậm đà, béo ngậy và ăn ngay trên bếp than hồng.
Thịt sấy “Khăng gai”
Thịt sấy “Khăng gai” hay còn tên gọi dân gian khác là thịt gác bếp. Đặc sản của nó là thịt trâu gác bếp, thịt lợn gác bếp, thịt bò gác bếp…. Thịt gác bếp được làm rất kì công. Sau khi mổ gia súc, thì thịt được thái nhỏ thành miếng khoảng 2-3 kg và được gác bếp trên một khăng gai dài để sấy khô tự nhiên bằng ánh mặt trời hoặc lửa tro âm ỉ.
Thời gian để món ăn ra lò cùng tầm khoảng 1 tháng nhưng lại để được rất lâu, vì vậy thường được người dân tộc trên Sa Pa làm thức ăn dự trữ. Thịt gác bếp có vị giòn, dai và rất ngọt… không vào lại thèm ăn thêm. Bạn có thể dùng thịt gác bếp làm thực phẩm dự trự cho
tour leo núi Fansipan của mình.
Ngoài những đặc sản trên, Sa Pa còn rất nhiều những đặc sản khác chưa được kể tên như: măng chua, rượu táo mèo, Nhái nấu rau, Đậu xị “Tẩu lư”, Bánh ngô “Páu pó cừ”, Bánh dầy “Páu plậu”…. Khi đến với Sa Pa bạn không nên bỏ qua những đặc sản này nhé.