Đặc sắc lễ hội tết nhảy tại bản Tả Van Sapa - Du lịch Fansipan
Du lịch fansipan sapa - Lưu ý khi qua cung đường nguy hiểm Khi đi du lịch fansipan hoặc sapa thì quý khách bắt buộc phải ghi nhớ những điều này khi đi qua những cung đường nguy hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng. Những cung đường nguy hiểm trên Sapa hoặc đoạn đường đến điểm bắt đầu tour leo Fansipan đa phần là các cung đường đèo, đường núi ngoằn nghoèo, dốc cao hoặc cua gấp. Khi du lịch fansipan hoặc sapa đi qua những đoạn đường kiểu này thì quý khách cần hết sức cẩn thận để phòng tránh tai nạn thảm khốc có thể xảy ra.

Tránh lên xe du lịch fansipan sapa vào ban đêm

Mặc dù đi chuyến xe đêm sẽ giúp tiết kiệm thời gian ngủ nghỉ và tránh phải mất một đêm thuê phòng nghỉ khi đến nơi nhưng điều này không khác gì đặt cược tính mạng du khách với thần chết. Tốt nhất là quý khách nên tìm hiểu trước những cung đường mà mình sẽ phải di chuyển qua để cân nhắc lựa chọn chuyến xe và thời gian khởi hành. Mặt khác, quý khách có thể đi tàu đêm thay vì chọn xe khách sẽ vừa đảm bảo an toàn mà vẫn có thể di chuyển đến sapa theo đúng lịch trình.

Chọn nhà xe uy tín

Trước khi lên đường du lịch fansipan hoặc du lịch sapa, quý khách nên cân nhắc chọn nhà xe uy tín, đảm bảo an toàn thay vì nhà xe giá rẻ. Tốt nhất là quý khách vẫn nên chọn cho mình nhà xe quen thuộc hoặc hỏi kinh nghiệm những khách du lịch đã từng đi tour fansipan sapa xem nhà xe nào có uy tín về lái xe an toàn. Hoặc quý khách có thể chọn tour leo fansipan có đón khách lên xe đến sapa vì các công ty làm tour thường rất cẩn trọng trong việc đảm bảo an toàn cho khách du lịch nhà mình.

Không đi nếu xe quá tải

Khi thấy xe chở quá số khách quy định, quý khách có thể kiến nghị nhà xe làm đúng quy định hoặc không nên đi tiếp và báo cho cơ quan chức năng về tình trạng này. Đi xe quá tải đặc biệt nguy hiểm khi đi qua các cung đường ngoằn nghoèo, nguy hiểm, có thể sẽ gây ra hậu quả khó lường nếu không cần thận.

“Soi” kỹ tài xế

Quan sát kỹ giấy tờ, bằng lái và thông tin của tài xế để kiểm tra xem có nên “đặt tính mạng” vào tay họ không. Đặc biệt phải chú ý xem tài xế có đủ tỉnh táo khi lái xe không. Khi tài xế có dấu hiệu thiếu tỉnh táo hoặc buồn ngủ, cần kiên quyết bắt họ dừng lại tại nơi quy định để nghỉ ngơi và tìm cách lấy lại tỉnh táo, cho dù lịch trình du lịch fansipan sapa có thể bị chậm trễ.

Chú ý thời tiết

Thời tiết xấu cũng làm ảnh hưởng tới việc di chuyển và gây khó khăn khi đi qua cung đường nguy hiểm. Mưa lớn có thể gây sạt lở đất hoặc nếu đi vào mùa lạnh thì băng tuyết sẽ làm cho đường trơn, khó điều khiển xe hơn nhiều. Nếu đã trót đi du lịch fansipan vào những ngày thời tiết xấu, quý khách nên chọn những lúc thời tiết ổn định để di chuyển và dừng lại khi thời tiết chuyển biến xấu.

Đặc sắc lễ hội tết nhảy tại bản Tả Van Sapa

Đặc sắc lễ hội tết nhảy tại bản Tả Van Sapa ?>

 

Vào mỗi dịp đầu xuân,Trong hành trình tour du lịch Sa pa lại nhộn nhịp chuẩn bị cho những lễ hội cầu an cầu phước của các bản làng. Một trong những lễ hội đặc sắc của Sapa, mà người dân nơi đây cũng như những du khách đã từng đến du lịch Sapa ai cũng biết đến chính là lễ hội Tết nhảy của đồng bào dân tộc Dao.

hoi-tet-nhay-sapa

 

  • Hội Tết nhảy tổ chức ở đâu?

 

Lễ hội tết ngày được tổ chức hàng năm tại bản Tả Van, huyện Sapa. Cách trung tâm thị trấn khoảng 7km. Để đến với lễ hội, từ trung tâm thị trấn Sapa, bạn đi dọc theo phố Cầu Mây, sau đó rẽ sang phố Mường Hoa, đi thẳng là tới bản tả Van xinh đẹp, nơi đang nhộn nhịp tổ chức lễ hội Tết nhảy

>>> Dịch vụ tổ chức teambuilding tại Sapa

 

  • Nguồn gốc của hội Tết nhảy

 

Đến tham gia lễ hội, bạn sẽ được người dân nơi đây kể lại truyền thuyết về tổ tiên của hộ. Trong chuyến di cư vượt biển sang Việt Nam tìm đường sống của con cháu 12 họ Dao, sau nhiều tháng lênh đênh trên biển mà chẳng tới bờ, bất ngờ đoàn thuyền gặp bão, tính mạng bị đe dọa. Trong cơn nguy cấp, các họ Dao khấn cầu xin Bàn Vương và tổ tiên giúp đỡ vượt qua cơn hoạn nạn, vào đến đất liền an toàn hứa sẽ làm lễ tạ ơn. Lời cầu linh ứng, từ đó về sau, các họ người Dao, kể cả Dao đỏ, Dao tiền hay Dao quần chẹt đều tổ chức Tết nhảy để tạ ơn tổ tiên.

 

  • Hội tết nhảy tổ chức thế nào?

 

  • Thời gian diễn ra lễ hội: cuối giờ Thìn đến giờ Dậu ngày 1 hoặc 2 Tết Nguyên Đán.
  • Địa điểm tổ chức: Lễ Tết nhảy thường diễn ra ở nhà ông trưởng họ và các thành viên trong họ đều tấp nập đến giúp trưởng họ chuẩn bị Tết
  • Công tác chuẩn bị:

Trước Tết, nam thanh niên ôn luyện các điệu nhảy múa. Các thiếu nữ lo nhuộm chàm, thêu áo mới.

Bàn thờ tổ tiên “Chụ chông” thường nằm ở gian giữa hướng về bếp chính được trang trí rực rỡ sắc màu hoa văn. Cửa bàn thờ dán tranh cắt giấy biểu tượng mào gà trống và Tam thanh. Nóc bàn thờ phía trước nổi bật sắc đỏ rực của hoa văn “Mặt trời”. Hai bên bàn thờ đều dán câu đối trên giấy hồng điều với nội dung cầu mong “Người yên vật thịnh”, “Uống nước nhớ nguồn”.

  • Những đặc sắc trong lễ hội:

Tến nhảy là một lễ hội được chuẩn bị rất chu đáo và tổ chức trang trọng, với lần lượt các nghi thức diễn ra theo tiến trình như sau:

Sáng sớm ngày mùng một Tết, khi Tả Van cẫn còn chìm trong những làn sương sớm, cả gia đình ông trưởng họ đều tệ tựu quanh bàn thờ. Sau khi làm lễ báo tổ tiên, tất cả người trong gia đình cầm dao, cầm cuốc ra cửa chính, vượt khỏi khuôn viên, đến trước cây đào (hoặc cây mận). Gia chủ vung dao giận dữ nói với cây: “Mày là cây đào được người vun trồng, chăm sóc, sao mày không sinh hoa, sinh quả, bây giờ tao phải chặt mày đi”. Dứt lời, gia chủ dứ dứ con dao vào gốc cây. Một người vội vàng van nài: “Tôi xin ông, lậy ông đừng chặt tôi, năm nay thế nào tôi cũng đẻ hoa, đẻ quả”.

Sau khi cúng cây, gia đình sẽ trở về bàn thờ. Nam giới phụ lễ, tham gia nhảy đồng, người Dao gọi là “sài cỏ”, những người không có khả năng nhảy sẽ phụ bếp, giúp việc. Trước bàn thờ tổ tiên, thầy cúng chính “Chói peng pi” trịnh trọng và nghiêm khắc điều khiển hướng dẫn các “sài cỏ” lắc và rung toàn thân. “Chói peng pi” chảy trước, các “sài cỏ” nhảy sau. Vừa nhảy vừa đọc bài khấn trình thưa với tổ tiên mục đích ý nghĩa tổ chức lễ Tết nhảy.

Sau khi kết thúc phần cúng tổ tiên, thầy mo rú tù và, “Chải peng pi” ra giữa sân dùng chiếc sừng trâu hướng về bốn phương tám hướng rúc 3 hồi gọi chư thần thượng giới xuống dự lễ. Một số “sài cỏ” hú lên như thể được thần nhập rồi lao vào bếp lửa tắm than. Những mảng than đỏ rực trên thân người trần của những chàng trai trong ghê người, nhưng tuyệt nhiên không một ai có cảm giác bỏng. Việc tắm than nhằm làm cho người “trong sạch” chuẩn bị đón rước tổ tiên về.

Sau lễ trình báo tổ tiên, thầy cúng và các phụ lễ nhảy 14 điệu nhảy để tỏ lòng biết ơn với những bậc sinh thành và người có công. Ví dụ: iệu nhảy “Plây Thiên Tả Vàng” nhằm chào đón các vị thần trên thượng giới về dự lễ nhảy, điệu cò bay “Pê họ” là điệu nhảy luôn cúi đầu, hai bàn tay xoè ra và chỉ xuống đất, điệu nhảy chào bố mẹ đã khuất nhảy một chân, ngòn tay trỏ bên phải luôn chỉ ngược cùng chiều với nhịp nhấc của chân phải, điệu nhảy chào sư phụ, nhảy một chân nhưng hai tay đặt lên đùi, đầu cúi chào trịnh trọng, điệu nhảy mời tiên nữ xuống dự khá uyển chuyển, mềm mại, hai cánh tay múa theo cánh hạc bay…v.v. Các điệu nhảy mở đường, xua tà ma, người nhảy thể hiện sự mạnh mẽ và hùng dũng.

Điều đặc biệt trong các điệu nhảy là người nhảy đều nhảy 1 chân, như thể hiện lòng thành kính tuyệt đối với tổ tiên và những người đã khuất.

Tết nhảy là một nét sinh hoạt tết của người Dao đỏ Tả Van giầu bản sắc, độc đáo nhưng đều thấm đậm tính nhân văn.

Tags:
Tin tức
lưu ý khi leo fansipan